Tour du lịch Thái Lan giá rẻ

Khám phá ngay sự năng động của thành phố Bangkok và thưởng thức những show diễn độc đáo hàng đầu thế giới.

Tour du lịch Thái Lan 5 ngày 4 đêm

Thưởng thức các món ăn ẩm thực đường phố Bangkok và Mua sắm thỏa thích tại thành phố Bangkok.

Tour du lịch Hàn Quốc giá rẻ

Khám phá Xứ Sở Kim Chi rẻ nhất trong năm. Hãy đăng kí ngay để cảm nhận. Liên hệ: 0932.313.809

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

Khi nào nên đi du lịch Thái Lan?

Bài viết dưới đây Tour Thái Lan 5 ngày xin chia sẻ với du khách kinh nghiệm nhỏ khi nào nên đi du lịch Thái Lan.
Thái Lan là một quốc gia ở Đông Nam Á, có phần eo biển thuộc Andama Sea và vịnh Thái Lan, có biên giới chung với Myanmar, Lào, Camphuchia và Malaysia. Với những món ăn tuyệt vời, khí hậu nhiệt đới, văn hóa thú vị, những ngọn núi hùng vĩ và những bãi biển tuyệt vời, Thái Lan là nơi thu hút đông đảo khách du lịch trên toàn thế giới.
Thái Lan là quốc gia đông nam Á có lượng du khách lớn nhất. Du khách có thế tìm được gần như mọi thứ ở đây, rừng rậm màu xanh ngút ngàn, nước biển xanh như pha lê khiến bạn tưởng mình đang tắm nước ấm thay vì đi bơi ngoài biển, và thức ăn với hương vị khiến vị giác của bạn thèm thuồng. Kỳ lạ, nhưng vẫn an toàn, giá rẻ, nhưng vẫn được trang bị với những thiết bị hiện đại mà bạn cần. Luôn có điều gì đó hấp dẫn chờ đợi bạn, dù bạn thích gì và túi tiền chi như thế nào đi nữa, từ bugalow ở bãi biển với những người du lịch bụi cho đến những khách sạn sang trong nhất thế giới. Đối lập với dòng chảy đông đúc của du lịch, Thái Lan vẫn giữ được nét tinh túy của bản sắc Thái, với nền văn hóa và lịch sử riêng của mình, với những người dân vô tư nổi tiếng về nụ cười và phong cách sống vui vẻ của mình. Nhiều du khách đến Thái Lan đã kéo dài chuyến du lịch hơn dự kiến của mình. 
Theo khí hậu:
Thái Lan là nước nhiệt đới, nên khí hậu nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ dao động từ 28-35 độ, mát hơn ở miền núi phía bắc Thái Lan. Có 3 mùa chính trong năm:
- Mùa mát: Từ tháng 11 đến tháng 2, trời không mưa nhiều và nhiệt độ thì mát nhất. Đây là thời gian lý tưởng để du lịch ở Thái, nhất là vào dịp lễ giáng sinh và năm mới, hoặc là vào tết âm lịch sau đó vài tuần. Vé máy bay và phòng khách sạn sẽ cao và khó đặt trong thời điểm này.
- Mùa nóng: Từ tháng 3 đến tháng 7. Thời điểm này có thể nóng đến 40 độ. Nếu ngồi ở bờ biển với một ly nước mát thì khá dễ chịu, nhưng không phải lý tưởng để đến thăm quan các đền chùa ở thủ đô Băng Cốc.
- Mùa mưa: Từ tháng 6 đến tháng 10. Mặc dù trời chỉ thật sự mưa nhiều vào tháng 9, khi mà khí hậu nhiệt đới gió mùa bao phủ toàn đất nước. Các cơn mưa có thể kéo dài và lụt lội thường xảy ra.
Tại một số vùng khác nhau, thời điểm mùa mưa có sự thay đổi. Ở bờ biển phía Nam Ko Samui, mùa mưa lại xảy ra ngược với cả nước, mùa du lịch cao điểm lại từ tháng 5 đến tháng 10, trong khi mùa mưa bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 2.
Theo Lễ Hội và Sự Kiện
Thái Lan có nhiều các lễ hội, hầu hết đều liên quan đến Đạo Phật.
- Wisaka Bucha diễn ra vào rằm tháng 6 âm lịch, hay còn gọi là lễ Phật Đản. Lễ hội này kỷ niệm ngày sinh, thành đạo và viên tịch của Đức Phật, tất cả diễn ra cùng một ngày trong lễ hội này. Phật Đản ở Thái Lan được công nhận là ngày quan trọng nhất của phật giáo và cũng được UNESSO công nhận là ngày di sản thế giới. Vào ngày này, phật tử Thái Lan đến thăm các ngôi đền, góp công đức và nghe các nhà sư giảng Pháp. Sau khi mặt trời lăn, người dân tổ chức diễu hành thắp nến. Phật tử mang nến được thắp sáng, 3 que hương, hoa (thường là hoa sen) và đi xung quanh ngôi chùa trung tâm 3 lần theo chiều kim đồng hồ, giữa khói nến và hương.
- Makha Bucha, vào rằm tháng 4 âm lịch, nhằm tưởng nhớ việc 1250 người đến với Đức Phật để được Phật giác ngộ và giải thoát. Tại các ngôi chùa trên khắp đất nước, Phật Tử mang nến và đi quanh ngôi đền chính 3 lần theo chiều kim đồng hồ
- Asanha Bucha, vào tháng 8 âm lịch, là lễ hội kỷ niệm bài giảng Pháp đầu tiên của Đức phật và và các nhà sư đầu tiên của Phật Giáo. Nhiều Phật tử Thái Lan làm công đức, hiến tặng thực phẩm cho các tu sĩ, công đức cho các đền thờ và nghe các nhà sư giảng pháp. Ngày này cũng đánh dấu sự bắt đầu của mùa phật giáo, sáp nến được thắp cháy sáng trong suốt lễ hội này. Tại tỉnh Ubon Ratchathani, một lễ hội diễu hành nến được tổ chức, với một cây nến rất lớn và trang trí công phu, sáng tạo với các tạo hình khác nhau. Ở Saraburi, các nhà sư sẽ đi qua thị trấn và tay cầm bát vào ngày này, và Phật tử đặt hoa vào bát chứ không đặt thức ăn.
- Tết âm lịch: Những người Thái gốc Trung Quốc chiếm một số lượng lớn ở Băng Cốc dọn dẹp nhà cửa và làm cơm cúng tổ tiên. Đây là thời gian ăn uống tiệc tùng trong năm. Hay đến thăm khu phố người Hoa ở Băng Cốc hoặc Yaowarat để cảm nhận không khí lễ hội này.
- Songkran: lễ hội té nước rất nổi tiếng của người Thái. Đây có lẽ là lễ hội thú vị nhất với khách nước ngoài, để kỷ niệm năm mới theo lịch Thái, thường diễn ra vào tháng 4 (chính thức là từ 13-15 tháng 4, nhưng ở nhiều nơi thời gian khác nhau). Lễ hội này khởi nguồn từ nghi lễ tắm rửa để rửa sạch tội lỗi của năm vừa qua, đã phát triển thành lễ hội té nước lớn nhất thế giới, kéo dài tròn 3 ngày. Súng nước được bày bán ở mọi nơi. Địa điểm tốt nhất để tham dự lễ hội này là ở Chường Mai, đường Khao San ở Băng Cốc, và các khu nghỉ dưỡng như Pattaya, So Samui và Phuket. Lưu ý rằng bạn có thể sẽ bị ướt từ đầu đến chân. Những năm gần đây, việc té nước đã càng ngày càng khó chịu hơn khi người ta thậm chí còn tóe nước đá lạnh vào người nhau. Bạn nên mặc quần áo tối màu, vì quần áo sáng màu có thể sẽ trong suốt khi bị ướt.
- Loy Krathong diễn ra vào ngày rằm tháng chạp. Người dân đến các sông, hồ, thậm chí là bể bơi trong khách sạn để thả hoa, nến nổi trên lá chuối (ngày nay người ta dùng xốp), những thứ nổi này gọi là Krathong. Krathong nghĩa là sự hiến tế đến thần sông đã ban sự sống cho người dân. Người Thái tin rằng đây là thời gian để thả trôi sự xui xẻo, nhiều người còn đặt vài sợi tóc và móng tay vào Krathong. Theo quan niệm, nếu bạn cầu mong điều gì đó và thả Krathong xuống nước, nếu ngọn nến cháy hết trước khi Krathong chìm thì điều ước của bạn sẽ thành hiện thực. Một số tỉnh tổ chức lễ Krathong theo các cách riêng, ví dụ như ở Sukhoithai sẽ có các show trình diễn lớn được tổ chức, còn ở Chường Mai có thể thả đèn lồng. Bầu trời đêm lúc này đẹp rực rỡ, đầy ánh sáng của đèn lồng và trăng.
Nguồn; Sưu tầm

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Những phương tiện đi lại ở Thái Lan

Với những chùa chiền tráng lệ, lễ hội truyền thống đặc sắc và các hoạt động giải trí sôi động, Bangkok là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trên thế giới nhưng cũng là nơi nổi tiếng về tình trạng kẹt xe.
Tour du lịch Thái Lan 5 ngày giới thiệu 10 phương tiện du lịch phổ biến để du khách có thể linh động chọn phương tiện vận chuyển khi tới thành phố sôi động và màu sắc này.
1. Airport Rail Link
Là tuyến tàu điện trên không nối liền sân bay Suvarnabhumi và trung tâm Bangkok. Trên tuyến này có 2 loại dịch vụ: tuyến tốc hành (Express line) và tuyến tàu thường Bangkok (City line). Giá vé khởi hành là 45 bath (khoảng 30.000 đồng). Mỗi tiếng sẽ có một chuyến Express và 15 phút có một chuyến tàu thường. Bạn có thể đến tầng hầm của sân bay để hỏi thêm thông tin cho chuyến tàu điện này.
2. Tàu điện ngầm
Ga tàu điện ngầm Bangkok hoạt động từ năm 2004. Hệ thống tàu điện ngầm mới của thành phố nối liền nhiều điểm du lịch hàng đầu với những khu nhà trọ, chợ và khu buôn bán. Hàng ngày, các chuyến tài chạy từ 6h sáng đến nửa đêm, thuận tiện cho du khách.
3. Tàu hỏa
Nhà ga Hua Lamphong (ga xe lửa chính của Bangkok) nằm ở trung tâm của thành phố trong quận Pathum Wan, và được điều hành bởi các tuyến đường sắt nhà nước của Thái Lan. Tại nhà ga này có 14 khu vực chính và 26 cửa vé. Hua Lamphong phục vụ hơn 130 tàu và khoảng 60.000 hành khách mỗi ngày.
Tại nhà ga này có các hành trình đi tuyến miền Đông Bắc, miền Bắc, miền Đông, và tuyến miền Nam đi đến mọi tỉnh trừ Phukhet. Tàu hoả được phân thành bốn loại tốc hành đặc biệt, tốc hành, nhanh và thông thường. Giá vé tuỳ theo loại toa và điểm đến.
4. Tàu điện trên không BTS
Hệ thống giao thông trọng tâm Bangkok đem lại những chuyến đi an toàn, rẻ và nhanh đến các khu vực nổi tiếng. Hệ thống này có dịch vụ hoàn hảo, còn nhà ga và tàu rất sạch sẽ. Có 2 tuyến đường đang được vận hành, cắt nhau ở quảng trường Siam. Đây là cách tốt nhất để tránh tình trạng ùn tắc giao thông và bầu không khí ô nhiễm ở Bangkok.
Bạn cần có tiền xu để mua vé từ máy tự động ngay gần lối vào. Phí từ 15 - 40 bath (khoảng 10.000 - 26.000 đồng) tùy bạn đi bao nhiêu khu vực. Nếu không có tiền xu, xếp hàng đổi tiền từ các quầy gần đó.
5. Taxi
Taxi là phương tiện giao thông nhanh chóng và thoải mái nhất để đi vòng quanh thành phố. Bạn có thể gọi taxi từ khách sạn hoặc trên đường cũng rất dễ dàng. Tất cả taxi đều có đồng hồ tính cước và máy điều hòa, thường 2 km đầu tiên bạn sẽ phải trả tối thiểu 35 bath và 5 bath cho mỗi km tiếp theo.
6. Tàu taxi trên sông
Đặc biệt hơn nhưng không kém phần tiện lợi là những chuyến taxi chạy trên sông Chao Phraya, ngoài ra còn có taxi thuyền dọc theo kênh Saen Saep. Du khách sẽ dễ dàng di chuyển từ những chuyến qua hai bên bờ sông, còn lại đều dừng tại nhiều cầu tàu ở hai bên bờ và tuyến đường có thể kéo dài xa đến tận vùng ngoại ô phía bắc của Nonthaburi.
7. Xe buýt
Nếu muốn tiết kiệm chi phí đi lại khi đến Thái Lan bạn có thể sử dụng phương tiện xe buýt. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy bản đồ các tuyến xe buýt tại hầu hết các khách sạn, hiệu sách và văn phòng của cơ quan du lịch trên đường New Phetchaburi. Sau khi lên xe nhớ giữ vé đề phòng có người kiểm tra tại chỗ.
8. Tuk tuk
Những chiếc xe ba bánh được dùng rất phổ biến cho những hành trình ngắn. Loại xe này có thể chở được 2 - 4 người và sẵn sàng đưa bạn đến những điểm tham quan. Tuy nhiên, bạn cần phải thỏa thuận với người chở xe về giá tiền. Đây là một trong những cách di chuyển thú vị đối với khách du lịch để trải nghiệm giao thông ở Thái Lan.
9. Xe ôm
Bangkok là một thành phố đông đúc và nổi tiếng với nạn kẹt xe trầm trọng, nhất là những giờ cao điểm. Vì thế xe ôm là phương tiện nhanh và được sử dụng phổ biến ở đây. Bạn có thể tìm thấy nhiều xe ôm đứng đón khách tại các điểm du lịch, tham quan, nơi đông du khách. Nhớ trả giá rõ ràng trước khi xuất phát. Tiền công trả cho người lái phụ thuộc và độ dài của quãng đường những cũng đắt gần bằng đi taxi.
10. Xe đạp
Bạn có thể thuê xe đạp để chạy trong các công viên, khu phức hợp đền chùa rộng lớn, chợ và những vùng nhỏ hẹp khác.

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Khu chợ đêm Night Bazas sôi động Chiang Mai Thái Lan

Du khách tham quan đến với Chiang Mai xinh đẹp tại Thái Lan, sau ngày dài tham quan và khám phá những chùa chiềng, đền đài nguy nga, nhớ dành thời gian buổi tối đến với khu chợ đêm Night Bazas sôi động. Đặc biệt, nếu bạn là tín đồ của shopping thì lại càng không thể bỏ qua nơi đây.
Night Bazas là một khi chợ đêm hoạt động vào 18h đến 23h hàng đêm. Chuyên bán những mặt hàng thời trang nam nữ mới lạ và độc đáo. Ngoài ra là những món đồ mĩ nghệ thú vị và thế giới ẩm thực phong phú bậc nhất đất Thái. Khu chợ luôn thu hút đông khách du lịch Thái Lan tìm đến, chính nhờ sự sôi nổi của hoạt động mua bán cũng như những nét riêng có ở chợ Night Bazas.
Tuy nhiên với nhiều du khách yêu thích nghệ thuật, chợ đêm Night Bazas còn để lại cho họ ấn tượng với loại hình nghệ thuật tranh vẽ. Những phòng tranh của ngôi chợ này sẽ phục vụ du khách suốt đêm, nơi đây là không gian nghệ thuật hết sức thú vị mà bạn sẽ bắt gặp vô số sinh viên mĩ thuật đang mãi mê múa cọ tạo nên những bức họa cho du khách.
Vẽ chân dung khách hàng là một dịch vụ hấp dẫn ở đây. Nhưng quan sát những người nghệ sĩ miệt mài bên khung tranh sáng tạo nên những tuyệt tác lại càng thú vị hơn. Đến với hơn 20 điểm gian hàng trưng bày tranh tại chợ, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những tác phẩm hội họa mới lạ, độc đáo.
Ngoài những gian hàng tranh thể hiện niềm đam mê, nơi giao lưu trao đổi của những sinh viên mĩ thuật, những người đam mê hội họa. Trong khuôn viên chợ Night Bazas còn có những quầy hàng, những gian chuyên bán các loại quần áo, đồ thủ công do chính tay các sinh viên thiết kế và tự buôn. Họ có cả quầy tư vấn du lịch cho khách nước ngoài
Trong khuôn viên chợ, những quầy quần áo hay các đồ thủ công khéo léo do sinh viên tự thiết kế cũng được bày bán. Thậm chí, họ còn mở quầy tư vấn du lịch cho khách nước ngoài. Những người sinh viên đa tài đã biến khu chợ đêm Night Bazas thêm sôi nổi và sinh động với những dịch vụ hấp dẫn.

Nguồn: tổng hợp

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Văn hoá người Bangkok Thái Lan

Bangkok là một thủ đô mang nhiều sắc màu văn hóa khác nhau, nơi đây được xem là thành phố pha trộn nhiều nền văn hóa đặc sắc của người Thái, người Hoa, Khmer…Cùng du lịch thái lan 5 ngày 4 đêm khám phá những điều “bí ấn” trong văn hóa người Bankok.
1. Kiểu chào “way” kiểu chào truyền thống
Du lịch đến đất nước của nền văn hóa đa sắc màu, bạn sẽ tìm thấy sự khác biệt một cách dễ dàng trong văn hóa giữa người Bankok với những người dân ở những thành phố khác của Thái Lan. Sự khác nhau ấy thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực văn hóa giao tiếp đặc biệt là lời chào.
"Way" Là một kiểu chào truyền thống có ảnh hưởng từ văn hóa Hindu của Ấn Độ thể hiện sự tôn trọng và tôn kính đối với người đối diện. Theo đó, khi chào hỏi người Bangkok sẽ chắp hai tay trước ngực và làm động tác gập nhẹ người, hai tay đưa càng cao càng thể hiện sự tôn kính của bạn. Ngoài ra, kiều chào Wai còn có những quy định riêng cần nhớ nhưng nói chung : người có địa vị thấp hơn sẽ phải chào người có địa vị cao hơn trước. Một trong những lưu ý mà bạn cần nhớ đó là không nên chào kiểu Wai đối với nhân viên phục vụ hay những người gánh hàng rong. Trong những đền thờ linh thiêng, bạn cũng có thể dễ dàng thấy những dòng người Bankok Thái lan hơi gập mình với đôi tay chắp trước ngực đi thành hàng. Wai là một nét văn hóa Bankok Thái Lan rất đặc trưng ở đất nước này.
2. Văn hóa người đạo phật
Văn hóa đạo phật Bankok Thái Lan là một nét văn hóa mang đặc trưng của người Thái nói chung và người Bankok nói riếng. Thái Lan được coi là một trong những quốc gia theo đạo phật nhiều nhất, có khoảng 93,4 % người theo đạo này. Vai trò phật giáo trong nền văn hóa, tín ngưỡng của người dân Bangkok là vô cùng quan trọng. Đây được xem là một trong những quốc gia còn lưu giữ được rất nhiều các công trình phật giáo nổi tiếng, các chùa chiền, tượng, kinh kệ…và được xây dựng rất công phu.
3. Những điệu múa 
Bankok thành phố du lịch hấp dẫn du khách không chỉ những điểm du lịch đẹp mà nơi đây còn thu hút du khách bởi những điệu múa của cô gái Thái xinh đẹp cùng những điệu múa dịu dàng, đằm thắm và hết sức độc đáo đã làm say lòng du khách. Không chỉ có giá trị nghệ thuật cao, múa Thái còn tượng trưng cho tấm lòng thật thà, đôn hậu, mến khách của người dân nơi đây.
4. Phong tục ăn uống của người Bankok
Người Bankok cũng như người Thái Lan nói chung đều quan niệm bữa ăn là sự giao tiếp thân mật của mọi người. Những món ăn được chế biến rất tinh xảo và phong phú, đa dạng thể hiện tâm tư tình cảm của người chế biến cũng như người thưởng thức món ăn đó. Trong bữa ăn, món ăn chính là cơm tẻ hoặc xôi, các món ăn được chế biến theo những cách khác nhau. Mỗi vùng miền có những cách ăn uống khác nhau và món ăn rất đa dạng mang nhiều hương vị đặc trưng.
5. Sự tôn kính đối với Hoàng Gia
Đối với người Thái việc thiếu tôn trọng hoàng gia được xem là “phạm luật”. Đây được coi như một luật lệ của người Thái, bất cứ hành động hay những nhận xét tiêu cực nào hướng về Vua hoặc thành viên của hoàng tộc đều đem lại bất lợi cho bạn. Một số lưu ý nếu bạn nếu vô tình đánh rơi một đồng xu hay một tờ tiền giấy thì cũng đừng nên giẫm lên nó để nhặt lại, đó là một sự vô lễ bởi bạn đã giẫm lên bức ảnh của nhà Vua bởi người Thái luôn luôn tôn trọng và một mực tôn kính Hoàng Gia.
6. Các thầy tu
Khi đi du lịch Bankok bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những thầy tu đi trên đường phố đây là một nét đặc trưng ở nơi đây. Đối với những thầy tu theo đạo phật trên đất Thái luôn né tránh những người phụ nữ, tránh đụng vào họ và không nhận trực tiếp bất cứ thứ gì từ tay phụ nữ. Vì vậy, khi đến Thái Lan, những quý cô nên chú ý và tỏ ra tôn trọng các thầy tu. Cụ thể, nếu gặp thầy tu trên đường, hãy cố tránh sang một bên nhường đường cho họ, tránh chạm vào các thầy tu khi muốn nhờ giúp đỡ, và khi dâng đồ cúng. Hãy đặt chúng ở phía trước thầy tu hoặc cho vào các túi mà thầy tu thường mang theo để họ có thể tự cầm những món đồ đó. Trong cuộc sống, các thầy tu thường được những người dân xung quanh giúp đỡ trong việc nhận đồ cúng từ phía các quý cô quý bà.

Nguồn: tổng hợp